Kinh tế - xã hội Tiên Lữ

Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu ở Tiên Lữ. Hiện nay, ngoài trồng lúa nước, một số gia đình còn trồng thêm nhãn lồng và chế biến thành long nhãn, như là một ngành kinh tế phụ,hầu hết các xã trong huyện đều có nghề phụ như: Nội viên có nghề cháng bánh đa, Thủ sỹ có nghề đan Đó và Dọ rất lâu đời.

Tháng 1/2004, dân số của huyện Tiên Lữ là 104.072 người; trong đó nữ là 54.773 người, mật độ dân số 1.134 người/km2. Là huyện thuần nông, huyện Tiên Lữ có tỷ lệ dân số nông thôn tương đối cao (93,8%). Dân số thành thị ở mức thấp (6,2%); số người trong độ tuổi lao động 46% dân số, trong đó 97% số lao động trong độ tuổi có việc làm.

Chuẩn bị khánh thành nhà thờ Tổ họ Nguyễn tại xóm Thần, thôn Triều Dương, xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ, ngày 28 tháng 1 năm Bính Thân 2016 này, con cháu họ Nguyễn đang sinh sống tại Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh đã đưa 1 cây mai vàng Yên Tử quý hơn chục năm tuổi được nhân giống bằng hạt từ cây mai vàng Yên Tử trên núi Bảo Đài, ngọn núi còn có tên gọi khác là núi Vây Rồng ở xã Bình Khê, TX Đông Triều-nơi có am Ngọa Vân, nơi Đức vua-Phật hoàng Trần Nhân Tông hóa Phật về trồng tại sân nhà thờ họ tại xóm Thần, thôn Triều Dương, xã Hải Triều. Không lâu nữa, trên đất Tiên Lữ sẽ có nhiều cây mai vàng Yên Tử sinh sôi nảy nở từ cây mai này ra. Đây là loài hoa quý tương truyền hơn 700 năm trước, vua Trần Nhân Tông lên Yên Tử tu hành đã trồng loài hoa này trên cả dải núi Yên Tử cùng với những cây tùng...Hiện tại, giống cây mai vàng Yên Tử đã mang lại giá trị kinh tế cho nhân dân vùng núi của TX Đông Triều và TP Uông Bí của tỉnh Quảng Ninh. Chắc chắn mùa xuân 2017, cây mai vàng Yên Tử ở nhà thờ Tổ họ Nguyễn sẽ nở hoa và tỏa hương thơm trên đất Hải Triều. Từ những bông hoa đó kết quả và cho hạt, mùa hè 2017, những hạt giống đó sẽ chín và thu lại để gieo giống cây mai con để phát triển được thêm những cây mai vàng Yên Tử trên đất Hải Triều...

Cấp điện: Hiện nay 100% số xã, thôn trong huyện có điện, số hộ sử dụng điện đạt 99%.